Cấm kỵ khi đi chùa không phải ai cũng biết khiến bản thân vô tình mang tội lỗi

Không phải ai trong chúng ta cũng nắm bắt được đầy đủ những quy định, nguyên tắc nên vô tình phạm phải cấm kỵ khi đi chùa, gây ra những hậu quả không tốt cho cuộc sống của mình sau này. Chùa chiền là nơi tôn nghiêm cần những biểu hiện vừa văn hóa, vừa lịch sự thế nhưng không phải ai cũng biết đi lễ chùa đúng cách, vô tình làm mất đi nét thanh tịnh của nơi đây và nét thanh lịch của chính mình.

Cấm kỵ khi đi chùa không phải ai cũng biết

Nghĩ rằng tượng Phật chỉ là bức tượng

Một sai lầm thường thấy ở nhiều người là họ xem tượng Phật chỉ giản đơn là những bức tượng được tạo ra từ đồng, đá, sành hay sứ. Những suy nghĩ hoặc lời chê bai về tượng Phật có thể làm tổn hại đến công đức của bản thân. Một trong những điều cần lưu ý khi đến chùa đó là phải tôn trọng Đức Phật và các tượng Phật.
Vì vậy, bất cứ khi nào tham gia lễ nghi hoặc khấn trước mặt tượng Phật, chúng ta cần duy trì thái độ trang nghiêm và tôn kính. Khi đứng trước tượng, nên tránh hướng mắt nhìn xung quanh hoặc quay lưng lại; tốt hơn hết là chỉ nên đứng để chiêm ngưỡng cảnh chùa. Hành động thiếu tôn trọng trong chùa là điều cần tuyệt đối tránh. Ngược lại, nếu biết cách thể hiện lòng kính trọng với Đức Phật, chúng ta sẽ nhận được nhiều phước báu.
Những điều cấm kỵ khi đi chùa

Khi bước vào không gian thờ phượng, ta nên chú ý đi vòng quanh tượng Phật theo chiều ngược kim đồng hồ, tức là từ bên phải sang bên trái. Trong lúc này, chúng ta vừa đi vừa niệm “A di đà Phật”. Hành động này được coi là một nghi thức tôn kính giúp chúng ta nhận được năm phước lợi gồm: sinh ra trong gia đình danh tiếng, sức khỏe, tu dưỡng tâm hồn, nói năng rõ ràng dễ nghe và trong kiếp sau có cơ hội sinh ra trong dòng dõi quý tộc.

Đi cửa chính thẳng vào chùa

Thông thường một ngôi chùa sẽ có cổng tam quan, chỉ mở rộng cửa chính ở giữa vào ngày lễ lớn, còn ngày thường chỉ mở cổng phụ hai bên. Phật giáo quan niệm rằng cổng lớn chỉ là lối đi dành cho chư Phật, chư Thiên, Quốc vương một nước, bậc tôn túc có giới hạnh cao…
Chính bởi thế, nhiều ngôi chùa thường hay đóng cửa chính và mở cửa ngách cho Phật tử, khách tham quan. Tuy nhiên nhiều người đi chùa lễ Phật tùy tiện đi vào cửa lớn gây phạm tội bất kính, đây là điều kiêng kỵ chúng ta cần tránh và chỉ nên đi vào cửa hai bên. Cũng tránh dẫm chân lên bậc cửa, dù là cửa ngách hay cửa phụ, vì đây là hành động thể hiện sự bất kinh với bề trên và đức Phật, dù vô tình hay không.

Thắp hương trong chùa

Khi tham gia lễ chùa, chúng ta chỉ nên thắp hương tại các đỉnh hương hoặc am thờ nằm ở ngoài khu vực chính của chùa. Việc thắp hương bên trong chùa có thể làm ảnh hưởng đến những bức tượng Phật và các vật phẩm thờ cúng…

Hơn nữa, khi lên chùa để dâng lễ, Phật tử và những người thăm quan cần tránh việc đặt mâm lễ hay đồ mặn ngay chính điện. Khu vực thờ chính của chùa thường chỉ được dâng lễ chay, mang tính thanh tịnh. Các món lễ mặn chỉ thích hợp đặt tại những nơi thờ tự của các vị Thánh Mẫu, Đức Ông, cũng như tại các điện thờ hay ban thờ. Khi đến chùa, trước tiên phải dâng lễ và thắp hương ở ban thờ Đức Ông (vì Đức Ông là người quản lý các công việc trong chùa, việc lễ bái Đức Ông sẽ giúp xin phép được lễ tại chính điện).
Sau đó, mới tiến hành dâng lễ trên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, gõ 3 hồi chuông rồi tiếp tục làm lễ với chư Phật và Bồ Tát. Sau khi kết thúc lễ ở chính điện, hãy thắp hương ở tất cả các ban thờ khác trong nhà bái đường. Thông thường, khi thắp hương cần chuẩn bị 3 hoặc 5 nén hương. Cuối cùng, thực hiện lễ tại nhà thờ tổ (nhà hậu). Sau khi xong lễ, nên đến nhà trai giới hoặc phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư trụ trì và lúc này mới tiến hành tùy tâm công đức…

Chạm các tượng, hoa văn, đồ vật trang trí ở chùa

Nhiều người vì tò mò với các hoa văn đẹp mắt trong chùa hình con hổ, sư tử,… nên dùng tay sờ để ngắm, thế nhưng hành động này phạm vào những điều cấm kỵ khi đi chùa vì làm giảm đi sự tôn nghiêm. Không nên mang theo quá nhiều đồ khi vào chùa vì nếu vô tình đặt những đồ này trên bàn, tại chiếu hoặc để ở một góc tam bảo thì sau này mọi công quả tu dưỡng sẽ đều tiêu tan hết.

Có chuyện kể lại rằng một thầy sư lớn tuổi hành đạo suốt cuộc đời nên được người người kính ngưỡng, có người nhận định rằng ông sắp đắc đạo. Thế nhưng có lần gặp lại người bạn cũ lại giật mình cho biết rằng thầy sư này đã tiêu tan gần hết công đức của mình. Hỏi ra mới biết lý do là có lần vì dùng gậy leo lên các bậc thang mệt quá nên ông ngồi nghỉ, để chiếc gậy dựa vào một hoa văn hình tượng Phật.

Thế nên khi vào chùa, bạn cũng không nên tùy tiện chạm các món đồ cho tới các hoa văn trang trí, thậm chí không nên mang nhiều đồ đạc rồi lại để nhờ lên các vị trí trong tam bảo, làm mất đi sự trang nghiêm vốn có của chùa chiền. Ngoài ra, bạn cũng lưu ý không nên và hạn chế tối đa việc để trẻ em chạy nghịch ngợm nô đùa ỗn ĩ ở khu vực tam bảo hay để mặc chúng nghịch phá đồ cúng tế, đưa tay sờ tượng Phật.

Ăn mặc không trang nghiêm

Một trong những điều cần lưu ý khi đến chùa là tránh ăn mặc không nghiêm túc, nhưng thực tế nhiều người vẫn không chú trọng vấn đề này. Thậm chí hiện nay, một số người còn chọn trang phục lễ chùa nhưng lại ưu tiên vẻ bề ngoài, với những bộ đồ ôm sát gây phản cảm. Đây là điều không nên có.

Dù là trang phục kín đáo nhưng nếu để lộ đường cong cũng dễ gây gợi tình, là hình ảnh không phù hợp tại chùa. Cả việc trang điểm quá lòe loẹt cũng cần phải tránh. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những bộ đồ đơn giản, màu sắc nhã nhặn và trang điểm nhẹ nhàng khi đi lễ. Khi ăn vận lịch sự, ngăn nắp và sạch sẽ, bạn sẽ tránh được những lỗi nghiêm trọng, giúp cho công đức được trọn vẹn và giảm thiểu rủi ro gặp phải quả báo xấu.

Đi giày dép vào Phật đường, tam bảo

Phật đường, tam bảo là những nơi tôn nghiêm có cả giới hương, đinh hương và chân hương nên nhất định phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh. Chính vì thế mọi ngôi chùa đều có biển hướng dẫn không đi giày dép vào phật đường, tam bảo.
Không những thế, chúng ta cũng tránh cả việc hút thuốc, nhai trầu, nằm ngồi ngả ngốn hay khạc nhổ bừa bãi, hắt hơi tùy tiện, đi lại nói chuyện ồn ào hay hành động gây ra ồn áo hỗn tạp, nặng hơn là náo loạn tam bảo… vì điều này gây ra những tội không hề nhỏ trong Phật giáo.
Ngoài ra, ta cũng lưu lý tránh dùng miệng để thổi nến, hương tại chùa. Tốt nhất bạn cần nhẹ nhàng dùng tay phẩy để thổi nến, hương và giữ tâm trạng bình tĩnh, ôn hòa, tránh lo lắng, vội vã. Khi hành lễ, không nên quỳ phía sau người đang đứng thắp hương khác. Ngoài ra, không được đi hay bước qua mặt những người đang quỳ lạy trong chùa.

Quỳ hoặc đứng ở chính giữa Phật đường

Phật giáo có câu “Đi chùa đúng pháp, được phúc” để nói lên rằng đi lễ chùa rất cần đúng phép tắc của Phật giáo, có như vậy thì mới mong được phúc, được an lành. Thế nhưng ít người biết rằng không nên đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật, dù là để lễ Phật hay niệm kinh. Mọi người không biết rằng vị trí giữa chánh điện thường là nơi dành cho các bậc trụ trì hoặc chư tăng trong chùa. Từ nay khi đi lễ chùa hãy quỳ hoặc đứng chếch sang một bên để hành lễ.

Đặt tiền âm phủ và vàng mã lên bàn thờ Phật

Vàng mã và tiền âm phủ là những đồ vật lễ chỉ dành riêng cho việc thờ cúng Thánh Mẫu, thần linh hoặc Đức Ông. Khi đi lễ chùa, chúng ta không nên sử dụng tiền âm phủ hay vàng mã để dâng lên bàn thờ Phật. Đối với tiền thật, không nên đặt vào tay tượng Thần, Phật hay rải tiền lên bàn thờ, vì điều này có thể làm mất đi sự linh thiêng của tượng Phật. Thay vào đó, tốt nhất là nên bỏ vào hòm công đức để đóng góp cho tiền giọt dầu, công đức cho tăng ni. Tục đốt vàng mã và hương với số lượng lớn không chỉ gây lãng phí, mà còn tạo ra ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, ảnh hưởng đến an toàn, đây đang là một vấn đề rất được quan tâm hiện nay.

Chụp ảnh hay quay phim nơi cửa chùa

Xu hướng khoe ảnh chụp trên mạng ngày càng rầm rộ khiến chúng ta luôn tìm cách để “săn” những bức ảnh đẹp mà quên mất rằng việc chụp ảnh hay quay phim ở cửa chùa là điều không nên. Kiêng kỵ tâm linh không phải vô lý vì có thể gây ra một số bất tiện cho những người xung quanh.
Nên hạn chế việc chụp ảnh hay quay phim ở chùa dù bạn đang là khách tham quan du lịch hay đặt chân đến những vùng đất lạ. Hãy chỉ chụp tại những địa điểm chùa quy định sẵn hay nhiều người cùng chụp ảnh.

Tùy tiện sử dụng hay tự ý lấy đồ dùng của nhà chùa

Khi bạn đến chùa, dù là để tham gia lễ cúng hay chỉ đơn giản là ngắm cảnh, bạn cần phải nhớ rằng tuyệt đối không nên tự ý lấy hay sử dụng bất kỳ vật dụng nào của nhà chùa. Hành động này được xem như là việc trộm cắp, vì những món đồ đó là tài sản được dùng để cầu nguyện và dâng hiến của các tín đồ vào chùa. Dù cho món đồ mà bạn có thể lấy cảm thấy rất nhỏ bé, nhưng hậu quả của việc này lại có thể rất nghiêm trọng và bạn khó lòng đoán trước được. Hơn nữa, khi bạn đã được thọ lộc tại chùa, hãy luôn ghi nhớ việc để lại chút công đức của mình. Không nên coi đó là điều hiển nhiên hay có sự nhầm tưởng rằng việc sư trụ trì cho bạn thì bạn chỉ đơn giản là nhận mà không cần suy nghĩ về việc thể hiện lòng biết ơn hay tôn trọng nơi linh thiêng này.

Không chào sư trụ trì và các tăng ni

Khi vào chùa, chúng ta sẽ vô tình gặp sư trụ trì hoặc các tăng ni nhưng không phải ai cũng biết chào hỏi họ cho đúng cách, đơn giản nghĩ rằng mình vào chùa là việc của mình, còn các tăng ni làm việc của họ.

Thế nhưng nếu gặp sư trụ trì hay tăng ni trong chùa, hãy chào và bắt đầu nói chuyện bằng câu “A di đà Phật”. Tuy đơn giản nhưng sẽ đem lại công đức vô lượng cho bản thân và chính nhà chùa.
Sư trụ trì hoặc các tăng ni là tầng lớp cao quý đại diện cho Phật pháp thế nên khi ta có thái độ cung kính trước những vị tu hành cũng là thể hiện sự tôn kính Phật giáo. Điều này vừa thể hiện sự lễ phép của bạn, vừa là cơ hội để bạn thực hành đức tính khiêm cung, vô ngã.
Khi tiếp xúc với chư tăng ni hãy gọi họ bằng thầy hay cô nếu như không biết rõ hay không muốn gọi phẩm trật của vị tăng ni và thường xưng là con. Trong Phật giáo, người thụ ít giới tôn kính người thụ nhiều giới hơn chứ không phải tính tuổi tác người con theo nghĩa thế gian để tỏ lòng khiêm cung, kính Phật, trọng tăng.

Đánh giá bài viết