Nguồn gốc ngày lễ Giáng sinh thú vị và đặc biệt không phải ai cũng biết

Ngày lễ Giáng sinh hiện nay đã trở thành một sự kiện quan trọng và phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên có lẽ không phải ai cũng nắm rõ những thông tin liên quan đến nguồn gốc cũng như ý nghĩa thực sự của ngày lễ này.

Nguồn gốc ngày lễ Giáng sinh

nguon goc ngay le giang sinh

Xưa kia, lễ Giáng sinh chỉ là ngày hội lớn trong văn hóa phương Tây chứ không hề phổ biến ở Việt Nam. Đây là 1 ngày lễ lớn với ý nghĩa vô cùng quan trọng với những người theo đạo Công giáo.
Lễ Giáng sinh còn được gọi với cái tên khác là lễ Thiên Chúa giáng sinh, lễ Noel hay Christmas. Hiểu theo nghĩa đen, đây là ngày mà các tín đồ Thiên Chúa tổ chức kỉ niệm Chúa Giê-su ra đời.
Theo truyền thuyết, Chúa Giê-su được sinh ra vào khoảng giữa năm 7 và năm 2 TCN ở Bethlehem thuộc xứ Judea nước Do Thái (thuộc Palestine bây giờ). Vào thời điểm đó, Do Thái thuộc đế quốc La Mã.
Ngày lễ chính thức diễn ra vào ngày 25/12, nhưng thường được tổ chức từ tối ngày 24/12 vì theo lịch Do Thái, một ngày mới bắt đầu khi mặt trời lặn. Hãy cùng khám phá những phong tục đón Giáng sinh độc đáo nhất trên thế giới.
Trong thời kỳ đầu của Ki tô giáo (khoảng thế kỷ 2 – 3), lễ Giáng sinh được tổ chức chung với lễ Hiển linh. Theo tài liệu cổ xưa, từ năm 200, thánh Clementê thành Alexandria (150 – 215) đã nhắc đến lễ này, khi đó được tổ chức vào ngày 20 tháng 5.
Tuy nhiên, Giáo hội Latinh lại chọn ngày 25 tháng 12 để cử hành lễ Giáng sinh. Dù vậy, theo Lịch Do Thái, một ngày mới bắt đầu lúc hoàng hôn, khi mặt trời lặn, chứ không phải nửa đêm. Vì lý do này, lễ Noel thường được kiện khai từ tối ngày 24 tháng 12.
Lễ Giáng sinh vào ngày 25 tháng 12 được gọi là Lễ Chính, trong khi lễ hội bắt đầu từ đêm 24 tháng 12 được gọi là Lễ Vọng. Ngày thường, mọi người sẽ bắt đầu ăn mừng lễ này từ dịp Lễ Vọng.

Mặc dù thời gian tổ chức Noel ở đa số các nước là như vậy, nhưng một số giáo hội Chính Thống giáo Đông phương như Nga hay Gruzia lại tổ chức lễ Giáng sinh vào thời điểm khác. Tại đây, họ sử dụng lịch Julius, nên lễ sẽ rơi vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory.

ngay chua giang sinh
Theo một nguồn khác thì nguồn gốc ngày lễ Giáng sinh được giải thích 1 cách lắt léo và thú vị hơn. Tuy vẫn là ngày lễ kỉ niệm Đức Chúa giáng sinh, song sở dĩ chọn ngày 25 tháng 12 là có lý do khá đặc biệt.
Vốn dĩ các tín đồ Ki tô hữu sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, bởi theo quan niệm của họ thì đó là thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Trong suốt 3 thế kỉ đầu, họ không hề tổ chức lễ Noel, mãi tới thế kỉ thứ 4 họ mới bắt đầu có ý định tổ chức lễ này.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chính quyền La Mã không công nhận Ki tô giáo là tôn giáo hợp pháp, thường xuyên bắt bớ tín đồ đạo này nên việc tổ chức lễ Đức Chúa giáng sinh được chọn lựa vô cùng cẩn thận.
Cuối cùng, họ chọn ngày 25 tháng 12, thời điểm mà người La Mã tổ chức ăn mừng lễ “Thần Mặt trời” (Feast of The SolInvictus) đem ánh sáng đến cho trần gian để không bị chính quyền phát hiện ra bí mật của mình. Đọc ngay Tuyệt chiêu giải xui rước may trong dịp Giáng sinh
Lễ Giáng sinh cứ thế được tổ chức âm thầm cho đến năm 312, khi mà hoàng đế La Mã Constantine I từ bỏ đa thần giáo và đi theo Kitô giáo. Cũng kể từ đó, ngày lễ Giáng sinh được tổ chức chính thức mà không phải âm thầm núp bóng lễ mừng Thần Mặt trời nữa. Tới năm 354, Giáo hoàng Libêro công bố ngày 25 tháng 12 trở thành ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh.
Tới đầu thế kỉ 18, các học giả lại đưa ra những lời giải thích khác về nguồn gốc ngày lễ Giáng sinh được tổ chức vào ngày 25 tháng 12. Isaac Newton cho rằng sở dĩ Giáng sinh được tổ chức vào thời điểm này vì người ta đã lựa chọn ngày Đông chí ở Bắc bán cầu, khi đó được đánh dấu là ngày 25 tháng 12.
Tới năm 1743, nhà khoa học người Đức Paul Ernst Jablonski đưa ra giả thuyết ngày Giáng sinh 25 tháng 12 được xác định để khớp vào ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra, không chỉ Kitô giáo mà nhiều tôn giáo và nền văn hóa khác cũng tổ chức những ngày lễ ăn mừng vào cuối tháng 12.

Ý nghĩa của ngày Lễ Giáng sinh

y nghia giang sinh

Lễ Giáng sinh, không chỉ đơn thuần là dịp để kỷ niệm ngày mình Chúa Giê-su ra đời, mà còn mang một ý nghĩa sâu sắc hơn rất nhiều. Đây chính là khoảng thời gian quý báu mà những thành viên trong gia đình thuộc các thế hệ khác nhau tụ họp bên nhau, cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc ấm áp và gắn kết tình cảm thêm bền chặt. Do vậy, Noel đã trở thành một lễ hội mang đậm bản sắc của gia đình.
Không chỉ vậy, Giáng sinh còn được coi là ngày của trẻ em, khoảng thời gian thiêng liêng khi mà các bé nhỏ vui mừng chờ đợi ông già Noel cùng với đàn tuần lộc. Các em mong muốn sáng hôm sau tỉnh dậy sẽ tìm thấy những món quà ngọt ngào mà ông già Noel đã bí mật đặt vào chiếc tất của mình. Đó không chỉ là những món đồ chơi hay quần áo mới, mà còn là những giấc mơ kỳ diệu, nơi những điều ước trở thành hiện thực. Liệu bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao chúng ta lại có phong tục tặng quà trong dịp Giáng sinh không?
Từ một ngày lễ nhỏ bé dành cho một nhóm tín đồ Kitô giáo, Giáng sinh giờ đây đã phát triển và trở thành một sự kiện toàn cầu lớn lao. Ngay cả ở những nơi không theo đạo Thiên Chúa, người dân cũng tưng bừng tổ chức ngày lễ này, trang trí bằng những cây thông tuyệt đẹp và hình ảnh ông già Noel chào đón mùa Giáng sinh. Nó mang đến thông điệp hòa bình và tình yêu thương giữa con người với nhau, là dịp để trái tim của mọi người xích lại gần nhau hơn, cùng hướng về những giá trị tốt đẹp.
Đánh giá bài viết